Phân lớp Mộc lan – Wikipedia tiếng Việt


Phân lớp Mộc lan (danh pháp khoa học: Magnoliidae) hay cũ hơn và không chính thức là Phức hợp Mộc lan hoặc nhánh Mộc lan (dịch thô từ magnoliids hay magnoliid complex) là một nhóm khoảng 9.000[3] loài thực vật có hoa, bao gồm mộc lan, nhục đậu khấu, nguyệt quế, quế, bơ, hồ tiêu và nhiều loài khác. Chúng có đặc trưng là các đặc trưng của hoa là bội số của 3, phấn hoa với 1 lỗ và các lá thường có gân tạo nhánh.





Các thuật ngữ trong tiếng Anh như magnoliids hay magnoliid complex được hệ thống APG II sử dụng một cách không chính thức để chỉ một nhóm đơn vị thực vật có chung một tổ tiên trong thực vật hạt kín (Angiospermae).



Theo truyền thống, Magnoliidae là tên gọi của một phân lớp. Định nghĩa và giới hạn của phân lớp này biến động theo từng hệ thống phân loại thực vật. Yêu cầu duy nhất là nó phải luôn luôn chứa họ Mộc lan (Magnoliaceae)[4]. Gần đây, nhóm này đã được định nghĩa lại theo PhyloCode như là một nhánh trên cơ sở nút, bao gồm các bộ Canellales, Laurales, Magnoliales và Piperales.


Hệ thống APG[sửa | sửa mã nguồn]


Các hệ thống APG (1998), APG II (2003) và APG III (2009) không sử dụng các tên gọi thực vật chính thức cao hơn cấp bộ. Theo các hệ thống này, các nhánh lớn thường được nhắc tới theo các tên gọi không chính thức, chẳng hạn như "magnoliids" hay "magnoliid complex". APG III công nhận một nhánh trong phạm vi thực vật hạt kín cho magnoliids. Định nghĩa và giới hạn của nó như sau:



Nhánh này bao gồm phần lớn các nhóm cơ sở của thực vật hạt kín. Nhánh cũng đã được đặt tên chính thức là Magnoliidae vào năm 2007 theo các dự liệu của PhyloCode.[2]


Hệ thống Cronquist[sửa | sửa mã nguồn]


Hoa của Magnolia obovata, chỉ ra số lượng cánh hoa, nhị hoa và nhụy hoa đều là bội số của 3.

Hệ thống Cronquist (1981) sử dụng tên gọi Magnoliidae cho một trong sáu phân lớp (thuộc lớp Magnoliopsida = thực vật hai lá mầm). Trong phiên bản gốc của hệ thống này thì định nghĩa và giới hạn là:[6]


Các hệ thống Dahlgren và Thorne[sửa | sửa mã nguồn]


Magnoliids (nghĩa theo APG) được phân loại trong siêu bộ Magnolianae trong cả hệ thống Dahlgren lẫn hệ thống Thorne. Trong hệ thống Dahlgren và hệ thống Thorne (1992), tên gọi Magnoliidae được sử dụng thay vì dicotyledons. Đây cũng là tình trạng của một vài hệ thống phân loại có nguồn gốc từ hệ thống Cronquist. Trong hệ thống Thorne sửa đổi (2000), tên gọi Magnoliidae bị hạn chế lại chỉ bao gồm Magnolianae, Nymphaeanae, Rafflesianae[7] và nó là gần gũi với nghĩa được sử dụng trong hệ thống Cronquist và APG II.


Dahlgren[sửa | sửa mã nguồn]


Phân loại nội bộ của hệ thống Dahlgren:


Thorne[sửa | sửa mã nguồn]


Phân loại nội bộ của hệ thống Thorne (1992) (trong phiên bản do Reveal miêu tả):


Bảng so sánh[sửa | sửa mã nguồn]


Đối với mỗi hệ thống, các bộ bao hàm được liệt kê và liên kết. Các bộ xuất hiện ở dạng không có liên kết và in nghiêng có vị trí tách biệt trong hệ thống đó. Trình ự của mỗi hệ thống được sửa đổi để ghép cặp các đơn vị phân loại tương ứng và định nghĩa/giới hạn của các bộ với cùng tên gọi không phải luôn luôn giống nhau.





  1. ^ Takhtajan, A. (1967). Система и филогения цветкорых растений (Systema et Phylogenia Magnoliophytorum). Moskva: Nauka. 

  2. ^ a ă Cantino, Philip D.; James A. Doyle, Sean W. Graham, Walter S. Judd, Richard G. Olmstead, Douglas E. Soltis, Pamela S. Soltis & Michael J. Donoghue (2007). “Towards a phylogenetic nomenclature of Tracheophyta”. Taxon 56 (3): E1–E44. 

  3. ^ Jeffrey D. Palmer, Douglas E. Soltis và Mark W. Chase (2004). “The plant tree of life: an overview and some points of view”. American Journal of Botany 91: 1437–1445. doi:10.3732/ajb.91.10.1437. 

  4. ^ ICBN Điều 16

  5. ^ Soltis, P. S.; D. E. Soltis (2004). “The origin and diversification of Angiospermae”. American Journal of Botany 91: 1614–1626. 

  6. ^ a ă Cronquist, Arthur (1981). An Integrated System of Classification of Flowering Plants. New York. ISBN 0-231-03880-1. 

  7. ^ a ă Thorne, R. F. (2000). “The classification and geography of the flowering plants: Dicotyledons of the class Angiospermae”. Botanical Review 66 (4): 441–647. doi:10.1007/BF02869011. 

  8. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2003). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG II”. Botanical Journal of the Linnean Society 141: 399–436. doi:10.1046/j.1095-8339.2003.t01-1-00158.x. 

  9. ^ Thorne, R. F. (1992). “Classification and geography of the flowering plants”. Botanical Review 58: 225–348. doi:10.1007/BF02858611. 




0 comments: