Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội – Wikipedia tiếng Việt


Các quân khu hiện tại của Việt Nam

Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội được thành lập theo sắc lệnh số 16 của Chủ tịch nước Việt Nam ngày 16 tháng 7 năm 2008 về việc tổ chức lại Quân khu Thủ đô Hà Nội thành Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam có "chức năng tham mưu cho Ðảng bộ Đảng CSVN và chính quyền thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân và công tác quân sự địa phương; giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực quân sự, quốc phòng tại địa phương; tổ chức thực hiện xây dựng, quản lý, chỉ huy các đơn vị lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ thuộc quyền..."[1]

Trụ sở Bộ Tư lệnh hiện đặt tại Thành phố Hà Nội





  • Tháng 10 năm 1945, thành lập Khu đặc biệt Hà Nội.[2]

  • Tháng 11 năm 1946, cả nước được tổ chức lại thành 12 chiến khu. Hà Nội được tổ chức lại thành Chiến khu 11, còn gọi là Mặt trận Hà Nội.[2]

  • Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Mặt trận Hà Nội được sáp nhập vào Khu 2.[2]

  • Ngày 1 tháng 11 năm 1948, Khu 2 đặt quyền trực thuộc của Liên Khu 3.[2]

  • Tháng 5 năm 1949 thì khu Hà Nội lại được tách ra để thành lập Mặt trận Hà Nội độc lập, trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tình trạng này được duy trì cho đến sau năm 1954, khi đấy gọi là Khu Hà Nội.[2]

  • Năm 1957, Bộ Tổng tư lệnh thành lập Thành đội Hà Nội trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh. Ngày 1/8/1964, lại trực thuộc Quân khu 3.

  • Tháng 9 năm 1964 lại được chức độc lập thành Bộ tư lệnh Thủ đô.[2]

  • Ngày 5 tháng 3 năm 1979, theo sắc lệnh 28-LCT, Quân khu Thủ đô được thành lập trên cơ sở Bộ tư lệnh Thủ đô, quản lý về mặt quân sự địa bàn thành phố Hà Nội.[2]

  • Năm 1999, địa bàn của Quân khu Thủ đô bổ sung bao gồm cả tỉnh Hà Tây cũ, nay đã sáp nhập vào thành phố Hà Nội[2]

  • Ngày 16 tháng 7 năm 2008, tổ chức lại Quân khu Thủ đô, trên cơ sở sát nhập của Quân khu Thủ đô với Bộ Chỉ huy quân sự Thành phố Hà NộiBộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây lại và đổi tên là Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.[2]

Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]


Tổ chức chung[sửa | sửa mã nguồn]


Từ năm 2006 thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội.[3] Tổ chức Đảng bộ trong Bộ Tư lệnh Thủ đô theo phân cấp như sau:


  • Đảng bộ Bộ Tư lệnh Thủ đô là cao nhất.

  • Đảng bộ Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật, các Sư đoàn (tương đương cấp Sư đoàn)

  • Đảng bộ các đơn vị cơ sở trực thuộc các Cục, Sư đoàn (tương đương cấp Tiểu đoàn và Trung đoàn)

  • Chi bộ các cơ quan đơn vị trực thuộc các đơn vị cơ sở (tương đương cấp Đại đội)

Thành phần[sửa | sửa mã nguồn]


Về thành phần của Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô thường bao gồm như sau:


  1. Bí thư: Bí thư Thành ủy Hà Nội[4]

  2. Phó Bí thư thường trực: Chính ủy Bộ tư lệnh Thủ đô

  3. Phó Bí thư: Tư lệnh Bộ tư lệnh Thủ đô

Ban Thường vụ


  1. Ủy viên Thường vụ: Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng

  2. Ủy viên Thường vụ: Phó Tư lệnh về động viên

  3. Ủy viên Thường vụ: Phó Tư lệnh về quân sự, chính sách

  4. Ủy viên Thường vụ: Phó Chính ủy

Ban Chấp hành Đảng bộ


  1. Đảng ủy viên: Phó Tư lệnh

  2. Đảng ủy viên: Phó Tư lệnh

  3. Đảng ủy viên: Cục trưởng Cục Chính trị

  4. Đảng ủy viên: Phó Tham mưu trưởng

  5. Đảng ủy viên: Phó Tham mưu trưởng

  6. Đảng ủy viên: Sư đoàn trưởng Sư đoàn 301

  7. Đảng ủy viên: Trung đoàn trưởng Trung đoàn 452

  8. Đảng ủy viên: Cục trưởng Cục Hậu cần

  9. Đảng ủy viên: Cục trưởng Cục Kỹ thuật

  10. Đảng ủy viên: Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự quận

  11. Đảng ủy viên: Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự quận

Cơ quan trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]


  • Văn phòng

  • Thanh tra

  • Phòng Tài chính

  • Phòng Khoa học Quân sự

  • Phòng Thông tin KHQS

  • Phòng Điều Tra Hình Sự

  • Tòa án Quân sự Thủ đô Hà nội

  • Viện kiểm sát Quân sự Thủ đô Hà nội

  • Bộ Tham mưu

  • Cục chính trị

  • Cục Hậu cần

  • Cục Kỹ thuật

Đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh[sửa | sửa mã nguồn]


  • Sư đoàn 301[5]

  • Trung đoàn Pháo binh 452[6]

  • Tiểu đoàn Tăng Thiết giáp 47[7]

  • Tiểu đoàn Thông tin 610[8]

  • Tiểu đoàn Kiểm soát quân sự 103[9]

  • Tiểu đoàn Công binh 544[10]

  • Tiểu đoàn Đặc công 18[11]

  • Trường Quân sự BTL

  • Trường Trung cấp nghề số 10.

  • Ban chỉ huy quân sự các quận, huyện.

  • 03 Danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (1978, 2002, 2005).[2]

  • 01 Huân chương Sao vàng (2011)[2]

  • 03 Huân chương Hồ Chí Minh (1984, 1985, 2002)[2]

  • 04 Huân chương Quân công (hạng Nhất: 1984; hạng Nhì: 2006; 02 hạng Ba: 2004)[2]

  • 04 Huân chương Chiến công (02 hạng Nhất, năm 1983 và 2000; 02 hạng Ba, năm 2004 và 2006)[2]

  • 01 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất (2005)[2]

  • 02 Huân chương Itxala do Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tặng (01 hạng Nhì cho tập thể; 01 hạng Ba cho cá nhân năm 2010) [2]

  • Vương Thừa Vũ (1945-1946), Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Nội

  • Hoàng Sâm (1946-1949), Thiếu tướng, Khu trưởng Chiến khu 2

  • Phùng Thế Tài, Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Nội

  • Vũ Văn Sự, Chỉ huy trưởng Thành đội Hà Nội

  • 1964-1969, Lê Nam Thắng, Tư lệnh Bộ tư lệnh Thủ đô.[12]

  • 1969-1973, Ngô Ngọc Dương, Phó tư lệnh phụ trách, (không có tư lệnh).[12]

  • 1979-1980, Đồng Sĩ Nguyên, Trung tướng Tư lệnh Quân khu Thủ đô

  • 1980-1989, Lư Giang, Trung tướng

  • 1989-1997, Chu Duy Kính, Trung tướng (1989)

  • 1997-2002, Phạm Văn Tánh, Trung tướng (2002)

  • 2002-2008, Nguyễn Như Hoạt, Trung tướng (2002)

  • 2008-6.2015, Phí Quốc Tuấn, Trung tướng (2012), Tư lệnh Bộ tư lệnh Thủ đô

  • 6.2015-nay, Nguyễn Doãn Anh, Thiếu tướng (2015)[13][14]

  • 1946-1950, Trần Độ, Trung tướng

  • 1964-1969, Trần Vỹ

  • 1969-1973, Đoàn Phụng, Thiếu tướng

  • 1979-1983, Hoàng Kim, Thiếu tướng (1979)

  • 1986-1989, Chu Duy Kính, Trung tướng (1989)

  • 2007-2008, Nguyễn Đăng Sáp, Trung tướng[15]

  • 2008-2010, Phùng Đình Thảo, Thiếu tướng (2008)

  • 2010-6.2015, Lê Hùng Mạnh, Trung tướng (2014)[16]

  • 6.2015-nay, Nguyễn Thế Kết, Thiếu tướng (2013), Trung tướng (2017), nguyên Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô[14]

Tham mưu trưởng qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]


  • Lê Hiến Mai

  • Trần Quốc Hoàn

  • Bùi Viết Chương, Thiếu tướng

  • Trịnh Thanh Vân, Thiếu tướng

  • Bùi Minh Thứ, Thiếu tướng

  • -2008, Lê Hải Bình, Thiếu tướng (2008), nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu Thủ đô.[15]

  • 2008-2010, Nguyễn Văn Nghinh, Thiếu tướng (2002)

  • 2013-6.2015, Nguyễn Doãn Anh, Đại tá[17], Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội[13]

  • 7.2015-nay, Bùi Trọng Quỳnh, Thiếu tướng (2016), nguyên Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Hòa Bình[18]

  • 1980-1986, Trần Hiếu Tâm, Thiếu tướng (1984)

  • 1987-1998, Trịnh Thanh Vân, Thiếu tướng (1994)

  • 2000-2008, Nguyễn Văn Nghinh, Thiếu tướng (2002)

  • 2004-2007, Nguyễn Đình Chiến, Đại tá, nguyên Phó Giám đốc Học viện KTQS, sau là Trung tướng, Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng[19]

  • Đỗ Thái Sơn, Thiếu tướng, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 301

  • Nguyễn Văn Dũng, Đại tá, nguyên Chủ nhiệm Kỹ thuật Bộ Tư lệnh Thủ đô[20]

  • 2005-2007, Đỗ Căn, Đại tá, Thiếu tướng (2013)

  • 2007-2008, Trần Trung Khương, Thiếu tướng (2007), Trung tướng (2011), Chính ủy Trường Đại học Chính trị (2008-nay)

  • 2008-2014, Lê Hiền Vân, Thiếu tướng (2013), Phó Chính ủy Quân khu 2 (2014-nay)

  • 2014-6.2015, Nguyễn Thế Kết, Thiếu tướng (2013), nguyên Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 1[17], hiện là Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô

  • 2015-2017, Lê Văn Huyên, nguyên Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Thủ đô[21]

  • 2017- nay, Nguyễn Xuân Yêm, nguyên Chủ nhiệm Chính trị Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

Chỉ huy là sĩ quan có quân hàm cấp tướng[sửa | sửa mã nguồn]


  • 1987-1994, Cao Văn Chấn, Thiếu tướng (1985), nguyên Cục trưởng Cục Chính trị, Quân khu Thủ đô




0 comments: