Hán thư – Wikipedia tiếng Việt


Hán thư (Phồn thể: 漢書; giản thể: 汉书) là một tài liệu lịch sử Trung Quốc cổ đại viết về giai đoạn lịch sử thời Tây Hán từ năm 206 TCN đến năm 25. Đôi khi, sách này cũng được gọi là Tiền Hán thư (前漢書) để phân biệt với cuốn Hậu Hán thư, viết về giai đoạn Đông Hán từ năm 25 đến năm 220, được Phạm Diệp viết trong thế kỷ 5.

Kể từ sau Sử ký, cuốn Hán thư là cuốn sử đồ sộ nhất, vì vậy nó được liệt vào một trong Nhị thập tứ sử - 24 bộ sử nổi tiếng và lớn nhất Trung Quốc. Ngoài ra, hán thư cũng được liệt vào hàng Tứ sử kinh điển, sánh với Tứ thư, Ngũ kinh, bên cạnh có Sử ký, Hậu Hán thưTam Quốc Chí.





Ban Cố

Ban Chiêu


Cuốn sách này do Ban Bưu khởi xướng, một người có tiếng về trí thức và là cháu họ của Ban Tiệp dư, phi tần của Hán Thành Đế. Sau khi ông chết (54), người con trai cả Ban Cố tiếp tục hoàn thành cuốn sách, lên tới tổng số 100 quyển, và gồm nhiều bài luận về pháp luật, khoa học, địa lý, và văn chương.

Vào thời gian ấy, việc làm của Ban Cố khiến triều đình nhà Hán rất nghi ngại, vì họ không biết ông sẽ viết gì và nhận xét thế nào về giai đoạn giao thoa giữa Tây Hán và Đông Hán. Triều đình ra lệnh bắt giam Ban Cố và tịch thu sách vở nhà họ Ban, tuy nhiên sau đó do ảnh hưởng của em trai ông là Ban Siêu, ông đã được thả ra và ấn định viết về Hán Quang Vũ Đế, vị Hoàng đế đầu tiên của Đông Hán. Hán Minh Đế sau khi đọc công trình của ông đã rất ấn tượng và cho phép ông thực hiện tiếp Hán thư này. Tuy nhiên, dưới thời Hán Hòa Đế, Ban Cố bị nghi ngờ tạo phản và bị bắt giam vào trong ngục. Ông bị buộc phải tự sát, đó là vào năm 92, khi ông độ 61 tuổi.

Em gái út của Ban Cố là Ban Chiêu cùng Mã Tục - người ở Phù Phong - đã hoàn thành tác phẩm năm 111, khoảng 19 năm sau khi Ban Cố chết trong ngục. Ban Chiêu và Mã Tục là người soạn thảo những quyển nhỏ từ 13-20 (tám biểu biên niên) và quyển 26 (thiên văn chí) được gộp trong tác phẩm đó.

Giống như cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên; Trương Khiên, một vị tướng Trung Quốc nổi tiếng, đã tiến hành nhiều chuyến viễn du về phương tây là nguồn cung cấp thông tin chính cho những dữ liệu về văn hoá và kinh tế xã hội ở Tây Vực ở quyển 96 của bộ sách này.



Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]


Hán thư tuy mô phỏng cách làm sử của Sử ký nhưng có những thay đổi, sáng tạo mới. Ban Cố không đề cập các thời đại trước nhà Hán như Tư Mã Thiên mà chỉ tập trung vào viết sử về nhà Hán. Ban Cố cho rằng, thể loại kỷ truyện của Sử ký bao quát một thời kỳ quá dài, làm mờ nhạt vai trò của nhà Hán đương thời, do đó ông chỉ lựa chọn giai đoạn nhà Hán làm sách.

Hán thư được đánh giá là bộ sử về lịch sử giai đoạn hoàn chỉnh nhất ở Trung Quốc[1].

Đối với các hoàng đế nhà Hán, Hán thư không gọi là Bản kỷ mà gọi là Kỷ.

Ban Cố nói riêng và các tác giả nói chung viết sách trên tư tưởng độc tôn vị trí của nhà Hán trong sách, chuyển Hạng Vũ từ "Bản kỷ" trong Sử ký sang "Trần Thắng Hạng Tịch liệt truyện" vì Hạng Vũ không phải vua nhà Hán. Tương tự với Vương Mãng dù là vua nhà Tân nhưng là kẻ thù của nhà Hán hay một vua Hán khác là Lưu Bồn Tử (được quân khởi nghĩa Xích Mi lập nên), do chống lại Hán Quang Vũ Đế, cũng chỉ được chép vào liệt truyện. Ban Cố bổ sung thêm thiên bản kỷ về Hán Huệ Đế mà trong sử ký gộp vào trong bản kỷ về Lã hậu.

Hán thư là kho tư liệu phong phú và đa dạng, trong đó bảo lưu được nhiều văn kiện lịch sử quan trọng có giá trị, với nhiều chiếu thư, tấu chương và trước tác thể hiện sách lược, mưu kế, tư tưởng chính trị, ngoại giao của các nhân vật. Hán thư còn bổ sung thêm khá nhiều tư liệu về các dân tộc thiểu số mà Tư Mã Thiên chưa đề cập trong Sử ký.

Ngoài ra, Hán thư còn có các thiên Bách quan công khanh biểu, Hình pháp chí, Địa lý chí, Nghệ văn chí mà Sử ký không có.


Tư tưởng[sửa | sửa mã nguồn]



Hán thư theo tư tưởng Nho giáo chính thống rõ nét. Thời kỳ các tác giả soạn Hán thư, tư tưởng thần học phong kiến đã rất phát triển và trở thành tư tưởng thống trị xã hội. Chính vì vậy, hệ tư tưởng trung quân ái quốc trở thành tư tưởng xuyên suốt trong tác phẩm.

Do đó, một mặt tiếp thu sử liệu từ Sử ký, mặt khác Hán thư lại phê phán Sử ký là vô quân vô chủ, vô thánh vô thần. Điều đó giúp Hán thư trở thành công cụ đắc lực bảo vệ cho hệ tư tưởng phong kiến và được triều đình nhà Hán hoan nghênh[2].

Trên tư tưởng đó, Hán thư vứt bỏ tư tưởng tiến bộ "cùng thiên nhân chi tế, thông cổ kim chi tiến" của Tư Mã Thiên[2] và tập trung ca ngợi học thuyết thần bí về thiên nhân tương ứng và âm dương ngũ hành, coi đó là quy luật vĩnh hằng của sự phát triển xã hội. Điều này thể hiện trong thiên "Ngũ hành chí". Ban Cố tập trung trận luận thuyết của Đổng Trọng Thư, Lưu Hướng, Lưu Hâm… về học thuyết âm dương ngũ hành. Trong rất nhiều sự kiện lịch sử, Hán thư dựa vào sự thiên biến để kiểm chứng nhân sự. Điều này không hề có trong Sử ký Tư Mã Thiên.

Tư tưởng phong kiến chính thống của Hán thư rất có lợi cho giai cấp phong kiến thống trị qua các thời đại. Truyện Ban Cố trong sách Hậu Hán thư chép rằng:


"Các học giả không ai không ca ngợi Hán thư. Các triều đại về sau cũng không ngừng sao chép, in ấn cuốn sách này"[3].

Văn phong[sửa | sửa mã nguồn]


Khi viết tác phẩm này, Ban Cố sử dụng khá nhiều cổ văn, dùng chữ Hán cổ. Do đó, đây là tác phẩm khó đọc, khó tiếp cận và nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu đánh giá, thậm chí ngay cả những người cùng thời với Ban Cố chưa chắc đã hiểu hết Hán thư[4].

Chính vì vậy, đời sau có nhiều học giả chú thích cho Hán thư. Theo ghi chép của Tùy thư, từ thời Đông Hán đến thời Nam Bắc triều, đã có hơn 20 học giả tiếp cận với Hán thư, trong đó phần lớn là chú thích.

Tuy nhiên, các bản chú thích Hán thư trước thời nhà Đường đều không còn. Phiên bản chú thích cổ nhất còn được lưu giữ là của Nhan Sư Cổ[5] và một số học giả cùng biên soạn. Ngoài ra còn hai bản phổ biến khác là "Hán thư bổ giải" của Vương Tiến Khiêm đời nhà Thanh và "Hán thư bổ chú bổ chính" của Dương Thúc Đạt thời cận đại[4]



Cách viết sử chỉ tập trung về một triều đại của Ban Cố ảnh hưởng rất lớn đến đời sau. Nhiều sử gia sau ông học tập cách làm sử của ông, chỉ viết sử về một triều đại hay một giai đoạn lịch sử[6]. Trong Nhị thập tứ sử, Hán thư cùng với Sử ký được xếp lên trên hết, được các thế hệ sau coi là kinh điển sử học quan trọng nhất[1].

Sử gia hiện đại Hsu Mei-ling phát biểu rằng phong cách viết của Ban Cố trong các phần về địa lý đã thiết lập xu hướng cho việc thiết lập các tiết đoạn địa lý trong các văn bản lịch sử, và có thể nhất là đã khuấy động xu hướng về từ điển địa lý tại Trung Quốc cổ đại[7].

Cuốn sách đã vạch ra các khuôn khổ cho những văn bản ở các triều đại Trung Quốc sau này, và hiện được dùng tham khảo khi nghiên cứu về giai đoạn nhà Hán. Hán thư cũng thường được coi là một phần trong bộ Tiền tứ sử của tổng tập Nhị thập tứ sử, cùng với cuốn Sử ký, Tam Quốc chíHậu Hán thư.



  1. "Vạn lý đồng phong" (Muôn dặm, cùng gió) - Sách Hán thư, Chung Vương Giả truyện (終王賈傳): "Kim thiên hạ vi nhất, vạn lý đồng phong = Nay cõi trần là một, muôn dặm cùng một ngọn gió (今天下為一、萬里同風)".

  2. "Mục chỉ khí sử" (Trỏ bằng mắt, khiến bằng thần khí) - Cống Vũ, một nhân vật trong sách Hán thư (truyện Cống Vũ, 貢禹) viết trong thư cho Hán Nguyên đế: "Hành tuy khuyển trệ, gia phú thế túc, mục chỉ khí sử, thị vi hiền nhĩ = Tuy hành vi ta như chó như lợn, nhưng nhà giàu, thế lực đủ, ta trỏ người bằng mắt, khiến người bằng thần khí, vì ấy ta khá hơn người thôi vậy (行雖犬彘、家富勢足、目指氣使、是為賢耳)".

Bản kỷ[sửa | sửa mã nguồn]


Biểu[sửa | sửa mã nguồn]




















QuyểnTựa đềNội dung
13Dị tính chư hầu vương biểuBảng các vương ngoài họ Lưu
14Chư hầu vương biểuBảng các vương họ Lưu
15Vương tử hầu biểuBảng các con được phong tước hầu của các vương
16Cao Huệ Cao Hậu Văn công thần biểuBảng các công thần của Cao Đế, Huệ Đế, Cao Hậu, Văn Đế
17Cảnh Vũ Chiêu Tuyên Nguyên Thành công thần biểuBảng các công thần của Cảnh Đế, Vũ Đế, Chiêu Đế, Tuyên Đế, Nguyên Đế, Thành Đế
18Ngoại thích ân trạch hầu biểuBảng các ngoại thích được phong tước hầu
19Bách quan công khanh biểuBảng các quan và công khanh trong triều đình
20Cổ kim nhân biểuBảng các nhân vật từ thời thượng cổ đến hết thời Tây Hán

Chí[sửa | sửa mã nguồn]
























QuyểnTựa đềNội dung
21Luật lịch chíGhi chép về lịch: lịch Thái Sơ của Đặng Bình, lịch Tam Thống của Lưu Hâm
22Lễ nhạc chíGhi chép về lễ nghi và âm nhạc
23Hình pháp chíGhi chép về hình phạt và luật pháp
24Thực hóa chíGhi chép về thực phẩm và hàng hóa
25Giao tự chíGhi chép về tế lễ
26Thiên văn chíGhi chép về thiên văn học
27Ngũ hành chíGhi chép về ngũ hành
28Địa lý chíGhi chép về địa lý thời Tây Hán
29Câu hức chíGhi chép về sông ngòi và kênh đào
30Nghệ văn chíGhi chép về văn học, căn cứ vào Biệt lục của Lưu Hướng và Thất lược của Lưu Hâm

Liệt truyện[sửa | sửa mã nguồn]
















































































































































QuyểnTựa đềNội dung
31Trần Thắng Hạng Tịch truyệnTrần Thắng, Hạng Tịch
32Trương Nhĩ Trần Dư truyệnTrương Nhĩ, Trần Dư
33Ngụy Báo Điền Đam Hàn vương Tín truyệnNgụy Báo, Điền Đam, Hàn vương Tín
34Hàn Bành Anh Lư Ngô truyệnHàn Tín, Bành Việt, Anh Bố, Lư Quán, Ngô Nhuế
35Kinh Yên Ngô truyệnKinh vương Lưu Giả, Yên vương Lưu Trạch, Ngô vương Lưu Tỵ
36Sở Nguyên vương truyệnSở Nguyên vương Lưu Giao, Lưu Hướng, Lưu Hâm
37Quý Bố Loan Bố Điền Thúc truyệnQuý Bố, Loan Bố, Điền Thúc
38Cao ngũ vương truyệnLưu Phì, Lưu Như Ý, Lưu Hữu, Lưu Khôi, Lưu Kiến
39Tiêu Hà Tào Tham truyệnTiêu Hà, Tào Tham
40Trương Trần Vương Chu truyệnTrương Lương, Trần Bình, Vương Lăng, Chu Bột
41Phàn Lịch Đằng Quán Phó Cận Chu truyệnPhàn Khoái, Lịch Thương, Hạ Hầu Anh, Quán Anh, Phó Khoan, Cận Hấp, Chu Tiết
42Trương Chu Triệu Nhâm Thân Đồ truyệnTrương Thương, Chu Xương, Triệu Nghiêu, Nhâm Ngao, Thân Đồ Gia
43Lịch Lục Chu Lưu Thúc Tôn truyện Lịch Tự Cơ, Lục Giả, Chu Kiến, Lưu Kính, Thúc Tôn Thông
44Hoài Nam Hành Sơn Tế Bắc vương truyệnHoài Nam Lệ vương Lưu Trường, Hành Sơn vương Lưu Tứ, Tế Bắc Trinh vương Lưu Bột
45Khoái Ngũ Giang Tức Phu truyệnKhoái Thông, Ngũ Bị, Giang Sung, Tức Phu Cung
46Vạn Thạch Trực Chu Trương truyệnThạch Phấn, Vệ Oản, Trực Bất Nghi, Chu Nhân, Trương Âu
47Văn tam vương truyệnLương Hiếu vương Lưu Vũ, Đại Hiếu vương Lưu Tham, Lương Hoài vương Lưu Ấp
48Giả Nghị truyệnGiả Nghị
49Viên Áng Tiều Thố truyệnViên Áng, Tiều Thố
50Trương Phùng Cấp Trịnh truyệnTrương Thích Chi, Phùng Đường, Cấp Ảm, Trịnh Đương Thời
51Giả Trâu Mai Lộ truyệnGiả Sơn, Trâu Dương, Mai Thặng, Lộ Ôn Thư
52Đậu Điền Quán Hàn truyệnĐậu Anh, Điền Phẫn, Quán Phu, Hàn An Quốc
53Cảnh thập tam vương truyệnLâm Giang Mẫn vương Lưu Vinh, Hà Gian Hiến vương Lưu Đức, Lâm Giang Ai vương Lưu Yên, Lỗ Cung vương Lưu Dư, Giang Đô Dịch vương Lưu Phi, Giao Tây Vu vương Lưu Đoan, Triệu Kính Túc vương Lưu Bành Tổ, Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng, Trường Sa Định vương Lưu Phát, Quảng Xuyên Huệ vương Lưu Việt, Giao Đông Khang vương Lưu Ký, Thanh Hà Ai vương Lưu Thừa, Thường Sơn Hiến vương Lưu Thuấn
54Lý Quảng Tô Kiến truyệnLý Quảng, Tô Kiến
55Vệ Thanh Hoắc Khứ Bệnh truyệnVệ Thanh, Hoắc Khứ Bệnh
56Đổng Trọng Thư truyệnĐổng Trọng Thư
57Tư Mã Tương Như truyệnTư Mã Tương Như
58Công Tôn Hoằng Bốc Thức Nghê Khoan truyệnCông Tôn Hoằng, Bốc Thức, Nghê Khoan
59Trương Thang truyệnTrương Thang
60Đỗ Chu truyệnĐỗ Chu
61Trương Khiên Lý Quảng Lợi truyệnTrương Khiên, Lý Quảng Lợi
62Tư Mã Thiên truyệnTư Mã Thiên
63Vũ ngũ tử truyệnLệ Thái tử Lưu Cứ, Tề Hoài vương Lưu Hoành, Yên Thích vương Lưu Đán, Quảng Lăng Lệ vương Lưu Tư, Xương Ấp Ai vương Lưu Bác
64Nghiêm Chu Ngô Khâu Chủ Phụ Từ Nghiêm Chung Vương Giả truyệnNghiêm Trợ, Chu Mãi Thần, Ngô Khâu Thọ Vương, Chủ Phụ Yển, Từ Nhạc, Nghiêm An, Chung Quân, Vương Bao, Giả Quyên Chi
65Đông Phương Sóc truyệnĐông Phương Sóc
66Công Tôn Lưu Điền Vương Dương Sái Trần Trịnh truyệnCông Tôn Hạ, Lưu Khuất Ly, Điền Thiên Thu, Vương Hân, Dương Sưởng, Sái Nghĩa, Trần Vạn Niên, Trịnh Hoằng
67Dương Hồ Chu Mai Vân truyệnDương Vương Tôn, Hồ Kiến, Chu Vân, Mai Phúc
68Hoắc Quang Kim Nhật Đê truyệnHoắc Quang, Kim Nhật Đê
69Triệu Sung Quốc Tân Khánh Kỵ truyệnTriệu Sung Quốc, Tân Khánh Kỵ
70Phó Thường Trịnh Cam Trần Đoàn truyệnPhó Giới Tử, Thường Huệ, Trịnh Cát, Cam Diên Thọ, Trần Thang, Đoàn Hội Tông
71Tuấn Sơ Vu Tiết Bình Bành truyệnTuấn Bất Nghi, Sơ Quảng, Vu Định Quốc, Tiết Quảng Đức, Bình Đương, Bành Tuyên
72Vương Cống lưỡng Cung Bào truyệnVương Cát, Cống Vũ, Cung Thắng, Cung Xá, Bào Tuyên
73Vi Hiền truyệnVi Hiền
74Ngụy Tương Bính Cát truyệnNgụy Tương, Bính Cát
75Tuy lưỡng Hạ Hầu Kinh Dực Lý truyệnTuy Hoằng, Hạ Hầu Thủy Xương, Hạ Hầu Thắng, Kinh Phòng, Dực Phụng, Lý Tầm
76Triệu Doãn Hàn Trương lưỡng Vương truyệnTriệu Quảng Hán, Doãn Ông Quy, Hàn Diên Thọ, Trương Sưởng, Vương Tôn, Vương Chương
77Cái Gia Cát Lưu Trịnh Tôn Vô Tương Hà truyệnCái Khoan Nhiêu, Gia Cát Phong, Lưu Phụ, Trịnh Sùng, Tôn Bảo, Vô Tương Long, Hà Tịnh
78Tiêu Vọng Chi truyệnTiêu Vọng Chi
79Phùng Phụng Thế truyệnPhùng Phụng Thế
80Tuyên Nguyên lục vương truyệnHoài Dương Hiến vương Lưu Khâm, Sở Hiếu vương Lưu Hiêu, Đông Bình Tư vương Lưu Vũ, Trung Sơn Ai vương Lưu Cánh, Định Đào Cung vương Lưu Khang, Trung Sơn Hiếu vương Lưu Hưng
81Khuông Trương Khổng Mã truyệnKhuông Hành, Trương Vũ, Khổng Quang, Mã Cung
82Vương Thương Sử Đan Phó Hỉ truyệnVương Thương, Sử Đan, Phó Hỉ
83Tiết Tuyên Chu Bác truyệnTiết Tuyên, Chu Bác
84Trạch Phương Tiến truyệnTrạch Phương Tiến
85Cốc Vĩnh Đỗ Nghiệp truyệnCốc Vĩnh, Đỗ Nghiệp
86Hà Vũ Vương Gia Sư Đan truyệnHà Vũ, Vương Gia, Sư Đan
87Dương Hùng truyệnDương Hùng
88Nho lâm truyệnĐinh Khoan, Thi Thù, Mạnh Hỉ, Lương Khâu Hạ, Phí Trực, Phục Sinh, Âu Dương Sinh, Lâm Tôn, Chu Kham, Trương Sơn Phủ, Vương Thức, Hậu Thương, Hồ Mẫu Sinh, Nghiêm Bành Tổ, Nhan An Lạc, Phòng Phượng
89Tuần lại truyệnVăn Ông, Ngũ Thành, Hoàng Bá, Chu Ấp, Cung Toại, Thiệu Tín Thần
90Khốc lại truyệnChất Đô, Nịnh Thành, Triệu Vũ, Nghĩa Tung, Vương Ôn Thư, Doãn Tề, Dương Bộc, Hàm Tuyên, Điền Quảng Minh, Điền Diên Niên, Nghiêm Diên Niên, Doãn Thưởng
91Hóa thực truyệnBạch Khuê, Trình Trịnh
92Du hiệp truyệnChu Gia, Điền Trọng, Kịch Mạnh, Quách Giải, Vạn Chương, Lâu Hộ, Trần Tuân, Nguyên Thiệp
93Nịnh hạnh truyệnĐặng Thông, Triệu Đàm, Hàn Yên, Lý Diên Niên, Thạch Hiển, Thuần Vu Trường, Đổng Hiền
94Hung Nô truyệnHung Nô
95Tây Nam Di lưỡng Việt Triều Tiên truyệnTây Nam Di, Nam Việt, Mân Việt, Đông Hải, Vệ Mãn Triều Tiên
96Tây Vực truyệnTây Vực
97Ngoại thích truyệnNgoại thích: Cao Tổ Lã hoàng hậu, Hiếu Huệ Trương hoàng hậu, Cao Tổ Bạc Cơ, Hiếu Văn Đậu hoàng hậu, Hiếu Cảnh Bạc hoàng hậu, Hiếu Cảnh Vương hoàng hậu, Hiếu Vũ Trần hoàng hậu, Hiếu Vũ Vệ hoàng hậu tự Tử Phu, Hiếu Vũ Lý phu nhân, Hiếu Vũ câu dặc Triệu Tiệp Dư, Hiếu Chiêu Thượng Quan hoàng hậu, Vệ thái tử Sử Lương Đệ, Sử hoàng tôn Vương phu nhân, Hiếu Tuyên Hứa hoàng hậu, Hiếu Tuyên Hoắc hoàng hậu, Hiếu Tuyên Vương hoàng hậu, Hiếu Thành Hứa hoàng hậu, Hiếu Thành Ban Tiệp Dư, Hiếu Thành Triệu hoàng hậu, Hiếu Nguyên Phó chiêu nghi, Định Đào Đinh Cơ, Hiếu Ai Phó hoàng hậu, Hiếu Nguyên Phùng chiêu nghi, Trung Sơn Vệ Cơ, Hiếu Bình Vương hoàng hậu
98Nguyên Hậu truyệnVương Chính Quân
99Vương Mãng truyệnVương Mãng
100Tự truyệnLịch sử nhà họ Ban, lời tựa của Ban Cố


  • Nguyễn Thanh Hà (2009), Mười nhà sử học nổi tiếng Trung Quốc, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin

  • Lê Đông Phương, Vương Tử Kim (2007), Kể chuyện Tần Hán, Nhà xuất bản Đà Nẵng

  • Hulsewé A. F. P. và Loewe M. A. N. 1979. China in Central Asia: The Early Stage 125 BC – AD 23: an annotated translation of chapters 61 and 96 of the History of the Former Han Dynasty. E. J. Brill, Leiden.

  • Watson Burton. 1974. Courtier and Commoner in Ancient China. Selections from the History of the Former Han., Nhà in Đại học Columbia, New York. (bản dịch tiếng Anh các chương 54,63,65,67,68,71,74,78,92, 97).


  1. ^ a ă Lê Đông Phương, Vương Tử Kim, sách đã dẫn, tr 308

  2. ^ a ă Nguyễn Thanh Hà, sách đã dẫn, tr 30

  3. ^ Nguyễn Thanh Hà, sách đã dẫn, tr 34

  4. ^ a ă Nguyễn Thanh Hà, sách đã dẫn, tr 32

  5. ^ Tổ tiên của Nhan Chi Thôi và sau nữa là Nhan Chân Khanh đời nhà Đường

  6. ^ Nguyễn Thanh Hà, sách đã dẫn, tr 31

  7. ^ Hsu Mei-ling. "The Qin Maps: A Clue to Later Chinese Cartographic Development," Imago Mundi (quyển 45, 1993): 90-100, trang 98.



0 comments: