Nhà Safavid – Wikipedia tiếng Việt



Nhà Safavid (Tiếng Ba Tư: Safaviyan صفویان; Tiếng Azeri:صفوی, Səfəvilər) là một triều đại đã cai trị lãnh thổ Iran ngày nay, cùng nhiều vùng phụ cận từ khoảng năm 1501 đến năm 1736. Họ thường hay giao chiến với nhà Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ và người Uzbek.

Theo tiếng Ba Tư, Safaviyan là một danh từ, chỉ định triều đại, còn Safavi là tính từ, có nghĩa là thuộc về gia đình Safavid. Tiếng Anh thường viết Safavi dynasty (triều đại của gia đình Safavid) hay Safavid dynasty, khiến Safavi thường được coi là tên của triều đại. Trong các sách tiếng Pháp, tên triều đại này được thường thấy nhất dưới dạng Séfévide (phát âm Xê-fê-viđ). Tuy nhiên, người Ba Tư vùng Tehran - Isfahan phát âm là Safaviyan (Xa-fa-vi-dan). Ở Việt Nam, tên Safavid thông dụng nhất.

Họ Safavid là một thuộc tộc người Iran[1] lai các chủng tộc Azeri (của Azerbaijan) [2] và Kurd[3], theo hệ phái Shi'ite của Hồi giáo ở Iran. Vào đầu thế kỷ 16, khoảng năm 1501 một thủ lĩnh của họ là Ismail I trở thành Shah, thành lập triều đại Safavid ở Tabriz, bắt đầu đế quốc Ba Tư thứ ba. Họ Safavid đã tiến hành chiến tranh với đế quốc Ottoman, và chinh phạt được một số bộ lạc người Thổ ở phía Tây và Bắc, đe dọa bành trướng đến Thổ. Sultan của đế quốc Ottoman, Selim I đã động binh đánh bại quân Safavid tại Chaldiran năm 1514 và sáp lập cao nguyên Iran vào lãnh thổ. Vị vua nổi tiếng nhất của đế quốc Safavid là Abbas I, người đã khuyến khích giao thương với châu Âu, đánh thắng người Thổ, Uzbek và mở mang bờ cõi. Tuy nhiên, đế chế suy yếu sau khi Abbas I qua đời vào năm 1629. Đế quốc này cuối cùng cũng phải chịu quy phục người Afghanistan vào năm 1722. Trong các năm 1722-1725, đất nước Ba Tư cũng bị quân đội Nga xâm lăng đồng thời quân Ottoman cũng tràn sang các tỉnh phía tây và phía bắc.

Bấy giờ, có một quân nhân tên Nader Quli đã cứu nguy cho nhà Safavid, đánh bại mọi sắc dân người Afghan, Nga và Thổ. Cho đến năm 1736, ông lật đổ được vua Safavid cuối cùng là Abbas III, thành lập nhà Afsharid.







Xuất thân của Shah Ismail, người lập ra triều đại, còn trong vòng tranh luận: ông không nói tiếng của nòi giống ông, và từ nhỏ ông đã thạo hai thứ tiếng[4]. Vài học giả cho rằng ông lai các chủng tộc Turkic, Iran, và Hy Lạp vùng Pontik,[2] trong khi những người khác đoán rằng ông không có dòng máu Turkic[4] và là hậu duệ đích truyền của giáo trưởng Sheikh Safi al-Din. Nếu thế, thì ông là người trưởng dòng cuối cùng của dòng tu Safaviyeh, trước ngày các trưởng dòng thành hoàng đế. Lúc thiếu thời, Ismail được biết là một người dũng cảm, có sức thu hút quần chúng, và sùng đạo theo tín điều của hệ phái Shi’a. Ông tin rằng ông thuộc dòng dõi thần nhân, và trên thực tế được tôn thờ bởi các giáo đồ Qizilbash của ông. Năm 1500 Ismail xâm lăng xứ láng giềng Shirvan để báo thù cái chết của cha ông, Sheik Haydar, bị giết năm1488 bởi vua Shirvan lúc ấy là Farrukh Yassar. Sau đó, Ismail tiếp tục chinh phục, lấy được thành Tabriz vào tháng 7 năm 1501, và tại đấy làm lễ đăng quang, xưng là Shāh của Azerbaijan,[5], Shahanshah của toàn Iran[6] rồi cho đúc tiền tên ông, tuyên bố hệ phái Shi’a là tôn giáo chính thức trong lãnh thổ của ông.

Một năm sau chiến thắng ở Tabriz, Ismail tuyên cáo rằng phần lớn Ba Tư là lãnh thổ của ông, và trong vòng 10 năm lập được kiểm soát hoàn toàn trên các vùng đất này. Ngay các vua nhà Ottoman cũng đã chào ông là: vua của các vùng đất Ba Tư, truyền nhân của vua Jamshid và Kaykhusraw[7][8][9]. Thành Hamadan, cố đô của đế quốc Media rơi vào tay ông năm 1503, các thành Shiraz và Kerman năm 1504, Najaf và Karbala ở Iraq năm 1507, tỉnh Van năm 1508, Baghdad năm 1509, và Herat (Afghanistan), cũng như phần lớn miền Đại Khorasan, năm 1510. Năm 1511, người Uzbek phía đông bắc, do khả hãn Muhammad Shaybani lãnh đạo, bị ông đánh đuổi chạy xa về phía bắc, qua bên kia sông Oxus. Người Uzbek sau đó thỉnh thoảng vẫn tấn công vào Khorasan, nhưng đế quốc Safavid giữ được vùng này.




  1. ^ Helen Chapin Metz. Iran, a Country study. 1989. Original from the University of Michigan. pg 313. Emory C. Bogle. Islam: Origin and Belief. University of Texas Press. 1989. pg 145. Stanford Jay Shaw. History of the Ottomon Empire. Cambridge University Press. 1977. pg 77

  2. ^ a ă Encyclopaedia Iranica. R. N. Frye. Peoples of Iran.

  3. ^ R.M. Savory. Ebn Bazzaz. Encyclopedia Iranica

  4. ^ a ă V. Minorsky, The Poetry of Shah Ismail, Bulletin of the School of Oriental and African Studies, University of London, Vol. 10, No. 4. (1942), tr. 1053)

  5. ^ Richard Tapper. "Shahsevan in Safavid Persia", Bulletin of the School of Oriental and African Studies, University of London, Vol. 37, No. 3, 1974, tr. 324. Xem thêm Lawrence Davidson, Arthur Goldschmid, "A Concise History of the Middle East", Westview Press, 2006, tr. 153; và Britannica Concise. "Safavid Dynasty", Online Edition 2007

  6. ^ George Lenczowski, "Iran under the Pahlavis ", Published by Hoover Institution Press, 1978. pg 79: "Ismail Safavi, descendant of the pious Shaykh Ishaq Safi al-Din (d.1334), seized Tabriz assuming the title of Shahanshah-e-Iran". "Stefan Sperl, C. Shackle, Nicholas Awde, "Qasida poetry in Islamic Asia and Africa", Brill Academic Pub; Set Only edition (February 1996). pg 193: "Like Shah Ni'mat Allah-i Vali he hosted distinguished visitors among them Ismail Safavi, who had proclaimed himself Shahanshah of Iran in 1501 after having taken Tabriz, the symbolic and political capital of Iran". Heinz Halm, Janet Watson, Marian Hill, "Shi'ism", Translated by Janet Watson, Marian Hill, Edition: 2, illustrated
    Published by Columbia University Press, 2004. pg 80: "..he was able to make his triumphal entry into Alvand's capital Tabriz. Here he assumed the ancient Iranian title of King of Kings (shahanshah) and setup up Shi'i as the ruling faith"


  7. ^ Encyclopedia Iranica, "IRANIAN IDENTITY: MEDIEVAL ISLAMIC PERIOD", [1] AHMAD ASHRAF

  8. ^ Jamshid, trong huyền sử Ba Tư, là vị vua thứ tư đã từng cai trị cả thế giới.

  9. ^ Kaykhusraw cũng là một vị vua trong huyền sử Ba Tư, được nhắc đến trong sách Shahnamah của Firdausi, soạn vào khoảng năm 1010.




  • Ngọc Lê (chủ biên) 1001 nhân vật và sự kiện lịch sử thế giới, phần Triều đại Safavid (thế kỷ XVI-XVIII), Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

0 comments: