Quân khu 3, Quân đội nhân dân Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt


Quân khu 3 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là một trong 8 quân khu của Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy lực lượng vũ trang ba thứ quân chiến đấu bảo vệ khu vực các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hòa Bình, Ninh Bình.[1]





Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trên địa bàn Quân khu 3 ngày nay đã hình thành một số chiến khu của lực lượng vũ trang Việt Minh như:


  • Chiến khu Quang Trung thành lập ngày 03 tháng 02 năm 1945, tên gọi ban đầu Chiến khu Hòa- Ninh- Thanh gồm 3 tỉnh: Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa. Đến tháng 5 năm 1945 đổi tên gọi là Chiến khu Quang Trung(Đệ tam Chiến khu); Ngày nay Hòa Bình và Ninh Bình thuộc Quân khu 3; Tỉnh Thanh Hóa thuộc Quân khu 4.

  • Chiến khu Trần Hưng Đạo (hay chiến khu Đồng Triều) thành lập ngày 8 tháng 6 năm 1945, lúc đầu gồm Đông Triều, Chí Linh, Mạo Khê, Tràng Bạch. Đến cuối tháng 6, có thêm Kinh Môn, Thanh Hà, Thủy Nguyên, Uông Bí, Yên Hưng và một phần Kim Thành, sau mở rộng tới Kiến An, Đồ Sơn, Quảng Yên, Hòn Gai. Chiến khu Trần Hưng Đạo nay thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, và thành phố Hải Phòng.

Đến tháng 10 năm 1945, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra quyết định thành lập các chiến khu, trong phạm vi đồng bằng Bắc bộ và phụ cận có 3 chiến khu là: Chiến khu 2, Chiến khu 3 và Chiến khu 11.


  • Chiến khu 2 gồm các tỉnh: Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Đông, Sơn Tây, Sơn La và Lai Châu.

  • Chiến khu 3 gồm các tỉnh: Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Kiến An, Quảng Yên, Hải Ninh và thành phố Hải Phòng.

  • Chiến khu 11 chỉ có thành phố Hà Nội, trực thuộc Trung ương. Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Chiến khu này đã sát nhập vào Chiến khu 2.

Ngày 25 tháng 1 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 120-SL thành lập Liên Khu 3 trên cơ sở hợp nhất Khu 2 và Khu 3. Địa bàn Liên khu 3 gồm các tỉnh: Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Đông, Sơn Tây, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Kiến An, Hải Phòng.

Tháng 5 năm 1952, Trung ương Đảng, Chính phủ quyết định thành lập khu Tả Ngạn trực thuộc Trung ương Đảng. Địa bàn khu Tả Ngạn gồm các tỉnh: Hải Phòng, Kiến An; Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình. Lúc này, Liên khu 3 còn lại các tỉnh: Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Đông, Sơn Tây, Hòa Bình. Địa bàn Quân khu 3 lúc này gồm có Liên khu 3 và Khu Tả Ngạn.

Ngày 10 tháng 9 năm 1957, Bộ Quốc phòng ra Nghị định 254/NĐ quy định phạm vi và địa giới hành chính do các quân khu phụ trách. Theo đó địa bàn Quân khu 3 lúc này gồm Quân khu Tả Ngạn và Quân khu Hữu Ngạn.


  • Quân khu Tả Ngạn gồm; Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An, Thái Bình. Đến năm 1957 có thêm Hồng Quảng và Hải Ninh. Đồng chí Thiếu tướng Hoàng Sâm- Tư lệnh; đồng chí Nguyễn Quyết- Chính ủy.

  • Quân khu Hữu Ngạn bao gồm: Hòa Bình, Sơn Tây, Hà Đông, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa.

Ngày 1 tháng 11 năm 1963, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 51/QĐ- BQP điều chỉnh địa giới Quân khu Tả Ngạn và Quân khu Hữu Ngạn, tổ chức lại với tên gọi là Quân khu Đông Bắc và Quân khu 3.

Ngày 27 tháng 3 năm 1967, Đại tướng Võ Nguyên Giáp- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 22/QĐ-BQP tách Quân khu 3 thành Quân khu Tả Ngạn và Quân khu Hữu Ngạn:


Ngày 29 tháng 5 năm 1976, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký sắc lệnh số 45/LCT hợp nhất Quân khu Tả Ngạn và Quân khu Hữu Ngạn để thành lập lại Quân khu 3 và điều chỉnh địa giới hành chính tách tỉnh Thanh Hóa về thuộc Quân khu 4. Như vậy, từ giai đoạn này, địa bàn Quân khu 3 gồm các tỉnh: Hải Hưng, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Bắc, Hà Nam Ninh và Hà Sơn Bình.

Từ hai ngày 29 và 30 tháng 6 năm 1978, Quân khu 3 và Quân khu 1 tiến hành bàn giao nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, tổ chức biên chế, vũ khí, trang bị của lực lượng vũ trang hai tỉnh Hà Bắc, Quảng Ninh từ địa bàn Quân khu 3 cho Quân khu 1.

Ngày 20 tháng 4 năm 1979, Chủ tịch Nước ký sắc lệnh tách Quảng Ninh ra khỏi Quân khu 1 để thành lập Đặc khu Quảng Ninh trực thuộc Trung ương. Ngày 7 tháng 7 năm 1979, Đảng ủy Đặc khu Quảng Ninh họp phiên đầu tiên công bố các quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập Đặc khu Quảng Ninh và danh sách Đảng ủy Đặc khu.

Ngày 4 tháng 8 năm 1987, Đảng ủy Quân sự Trung ương ra Nghị quyết số 154/NQ hợp nhất Đặc khu Quảng Ninh vào Quân khu 3. Tại thời điểm này, địa bàn Quân khu 3 gồm 6 tỉnh, thành phố, dân số trên 10 triệu người.

Tháng 3 năm 1997, tách tỉnh Hải Hưng thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên; tháng 10 năm 1999, tách Hà Tây về Quân khu Thủ đô. Tại thời điểm tháng 5 năm 2010, địa bàn Quân khu 3 gồm có 9 tỉnh, thành phố là: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hòa Bình, Hải Dương, Hưng Yên; diện tích 20.282,5 km²; dân số 11.981.600 người; có 93 quận huyện, thị xã, thành phố(thuộc tỉnh); có 1.816 xã, phường, thị trấn.



Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]


Tổ chức chung[sửa | sửa mã nguồn]


Từ năm 2006 thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội.[2] Tổ chức Đảng bộ trong Quân khu 3 theo phân cấp như sau:


  • Đảng bộ Quân khu 3 là cao nhất.

  • Đảng bộ Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật, các Sư đoàn, Lữ đoàn, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (tương đương cấp Sư đoàn)

  • Đảng bộ các đơn vị cơ sở trực thuộc các Cục, Sư đoàn (tương đương cấp Tiểu đoàn và Trung đoàn)

  • Chi bộ các cơ quan đơn vị trực thuộc các đơn vị cơ sở (tương đương cấp Đại đội)

Thành phần[sửa | sửa mã nguồn]


Về thành phần của Đảng bộ Quân khu 3 thường bao gồm như sau:


  1. Bí thư: Chính ủy Quân khu 3

  2. Phó Bí thư: Tư lệnh Quân khu 3

Ban Thường vụ


  1. Ủy viên Thường vụ: Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng

  2. Ủy viên Thường vụ: Phó Tư lệnh về động viên

  3. Ủy viên Thường vụ: Phó Tư lệnh về quân sự, chính sách

Ban Chấp hành Đảng bộ


  1. Đảng ủy viên: Phó Tư lệnh

  2. Đảng ủy viên: Phó Tư lệnh

  3. Đảng ủy viên: Phó Chính ủy

  4. Đảng ủy viên: Cục trưởng Cục Chính trị

  5. Đảng ủy viên: Phó Tham mưu trưởng

  6. Đảng ủy viên: Phó Tham mưu trưởng

  7. Đảng ủy viên: Sư đoàn trưởng Sư đoàn 350

  8. Đảng ủy viên: Sư đoàn trưởng Sư đoàn 395

  9. Đảng ủy viên: Cục trưởng Cục Hậu cần hoặc Cục trưởng Cục Kỹ thuật

  10. Đảng ủy viên: Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh

  11. Đảng ủy viên: Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh

  12. Đảng ủy viên: Lữ đoàn trưởng

Cơ quan trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]


  • Văn phòng

  • Thanh tra

  • Phòng Tài chính

  • Phòng Khoa học Quân sự

  • Phòng Điều tra hình sự

  • Phòng Cứu hộ cứu nạn

  • Phòng Kinh tế

  • Tòa án Quân sự Quân khu 3

  • Viện kiểm sát Quân sự Quân khu 3

  • Bộ Tham mưu[3]

  • Tham mưu trưởngː Thiếu tướng Nguyễn Quang Cường

  • Phó Tham mưu trưởngː Đại tá Phạm Hoàng Long

  • Phó Tham mưu trưởngː Thiếu tướng Trần Mạnh Kha

  • Cục Chính trị[4]

  • Chủ nhiệm: Thiếu tướng Bùi Công Chức

  • Phó Chủ nhiệm: Đại tá Nguyễn Quốc Tuấn

  • Phó Chủ nhiệm: Thiếu tướng Nguyễn Văn Quý

  • Phó Chủ nhiệm: Đại tá Nguyễn Nam Tiến

  • Cục Hậu cần[5]

  • Chủ nhiệm: Đại tá Phạm Đăng Thuấn

  • Phó Chủ nhiệm: Đại tá Nguyễn Xuân Cảnh

  • Phó Chủ nhiệm: Đại tá Cáp Văn Nam

  • Cục Kỹ thuật[6]

  • Chủ nhiệm: Đại tá Phạm Quốc Bảo
Các quân khu hiện tại của Việt Nam

Đơn vị trực thuộc Quân khu[sửa | sửa mã nguồn]


Đơn vị trực thuộc Cục[sửa | sửa mã nguồn]


. Tiểu đoàn Kho Công binh, Bộ Tham mưu


  • Tiểu đoàn Đặc công 41, Bộ Tham mưu[21]

  • Tiểu đoàn Trinh sát, Bộ Tham mưu

  • Tiểu đoàn Phòng hóa 38, Bộ Tham mưu

  • Tiểu đoàn Vệ binh 30, Bộ Tham mưu[22]

  • Xưởng 10, Bộ Tham mưu[23]

  • Trung đoàn Vận tải 653, Cục Hậu cần[24]

  • Kho Hậu cần tổng hợp, Cục Hậu cần[5]

  • Bệnh viện Quân y 5, Cục Hậu cần[23]

  • Bệnh viện Quân y 7, Cục Hậu cần [25]

  • Cụm kho 76, Cục Kỹ thuật[25]

  • Kho K22, Cục Kỹ thuật[26]

  • Kho K23, Cục Kỹ thuật[27]

  • Xưởng X81, Cục Kỹ thuật[6]

  • Xưởng X56, Cục Kỹ thuật[28]

05 trận đánh tiêu biểu của quân và dân Quân khu 3 trong cuộc kháng chiến chống Pháp là: trận tập kích sân bay Cát Bi- Hải Phòng; trận đánh 86 ngày đêm bảo vệ thành phố Nam Định; trận chống càn ở Phan Xá, Tống Xá - tỉnh Hưng Yên; trận đánh mìn ở ga Phạm Xá, huyện Kim Thành - tỉnh Hải Dương, Trận chống địch càn quét ở làng Vạn Thọ, xã Nhân Nghĩa, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Trận tập kích sân bay Cát Bi - Hải Phòng


Trận chống càn ở làng Phan Xá, Tống Xá - tỉnh Hưng Yên


  • Thời gian: từ 05 đến 18h ngày 25/09/1951

  • Lực lượng Quân khu 3: Đại đội 20 bộ đội chủ lực tỉnh Hưng Yên (2 trung đội) và trung đội địa phương huyện Ân Thi, tổng cộng 130 đồng chí và dân quân du kích của 2 làng Phan Xá và Tống Xá.

  • Lực lượng của địch: khoảng 1000 lính.

  • Kết quả: Ta[30] tiêu diệt được 500 lính, bắt làm tù binh khoảng 20 lính Âu Phi.

Trận đánh mìn ở ga Phạm Xá - Kim Thành, Hải Dương


  • Thời gian: 10h30’ ngày 31 tháng 01 năm 1954.

  • Lực lượng Quân khu 3 tham gia: Trung đội đánh mìn thuộc huyện đội Kim Thành có công binh làm nòng cốt, tổng số có 20 đồng chí, trong đó có 5 đồng chí trực tiếp đặt mìn, phát nổ, còn lại bố trí hai bên bờ sông Rang sẵn sàng yểm trợ.

  • Lực lượng của địch[31]: Phía đông ga Phạm Xá là một bốt Phạm do một đại đội lính ngụy canh giữ, hai đồn đóng cách nhau 600m làm nhiệm vụ bảo vệ đường sắt ở khu Phạm Xá.

  • Kết quả: ta[30] tiêu diệt và làm bị thương 778 tên; phá hủy và làm lật đổ 08 toa xe; 20m đường ray; làm ngưng trệ tuyến vận chuyển của địch[31] 4 ngày đêm.

Trận chống càn tại làng Vạn Thọ, xã Nhân Nghĩa- Lý Nhân- Hà Nam


Trận đánh 86 ngày đêm bảo vệ thành phố Nam Định


  • Thời gian: từ ngày 20/12/1946 đến 15/03/1947

  • Lực lượng Quân khu 3 tham gia: 02 tiểu đoàn, 2 đại đội và hơn 700 tự vệ; ngoài ra còn có 02 tiểu đoàn bộ đội tỉnh Hà Nam và Ninh Bình.

  • Lực lượng của địch: 01 tiểu đoàn gồm 450 tên, ngoài ra còn sử dụng lực lượng 1500 quân cùng các phương tiện chiến tranh để ứng cứu giải vây cho quân ở Nam Định.

  • Kết quả: ta đã tiêu diệt 400 tên địch và rút ra khỏi thành phố an toàn.

Tạp chí Lịch sử Quân sự tháng 6 năm 1992 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết:





  • 1946-1950, Hoàng Sâm, Thiếu tướng (1948)

  • 1974-1978, Tô Ký, Thiếu tướng (1961)

  • 1978-1986, Nguyễn Quyết Đại tướng Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng nhà nước.

  • 1986-1988, Nguyễn Trọng Xuyên Thượng tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần

  • 1989-1993, Phạm Văn Trà Trung tướng, Thượng tướng, Đại tướng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Uy viên Bộ chính trị.

  • 1993-1996: Nguyễn Thế Trị (1940-), Trung tướng, Thượng tướng, Giám đốc Học viện Quốc phòng

  • 1996-2005, Hoàng Kỳ, Trung tướng, sau làm Phó Tổng Tham mưu trưởng.

  • 2005-2006, Phạm Xuân Hùng, thiếu tướng, sau là thượng tướng (2014), phó Tổng Tham mưu trưởng

  • 2006-2010: Nguyễn Văn Lân (1950-), Trung tướng (2006)

  • 2010-2013: Phạm Quang Hợi (1953-), Trung tướng (2010)

  • 2013-2015: Phạm Hồng Hương (1959-), Trung tướng (2014), kiêm nhiệm, hiện là Phó Tổng Tham mưu trưởng (10.2015-nay)[32]

  • 2015-nay, Vũ Hải Sản, Trung tướng (2017)[33]

  • 1974-1978, Tô Ký, Thiếu tướng (1961)

  • 1978-1985, Nguyễn Thế Trị, Trung tướng, Thượng tướng, Giám đốc Học viện Quốc phòng

  • 1985-1993, Đỗ Mạnh Đạo, Trung tướng (1989), Phó Tư lệnh về Chính trị, Bí thư Đảng ủy

  • 1993-1998, Lê Trung Thành, Thiếu tướng, Trung tướng (2002), Phó Chủ nhiệm về Chính trị Tổng cục Hậu cần (2002-2005)

  • 1998-2004, Nguyễn Tiến Long, Trung tướng

  • 2004-2007, Ngô Xuân Lịch, Thiếu tướng, Thượng tướng, Đại tướng (10/2015) Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam(2011-2016),Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (4/2016-nay)

  • 2007-2011: Lương Cường, Trung tướng (2009), Thượng tướng (2014) Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (2011-2016), Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (4/2016-nay)

  • 2011-2014: Nguyễn Thanh Thược, Trung tướng (2012)[34]

  • 2014-2016: Đỗ Căn, Thiếu tướng (2011), Trung tướng (9.2015)[35] sau là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị(6/2016- nay)

  • 2016-nay, Nguyễn Mạnh Hùng, Thiếu tướng, nguyên Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 3 (2014-2016)[36]

Tham mưu trưởng qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]


  • Trần Công Thìn, Thiếu tướng

  • Hoàng Kỳ, Thiếu tướng, Trung tướng Tư lệnh Quân khu 3, Phó Tổng Tham mưu trưởng.

  • Lê Ngọc Oa, Thiếu tướng

  • Tăng Văn Miêu, Thiếu tướng

  • Nguyễn Văn Lân Thiếu tướng, Trung tướng Tư lệnh Quân khu 3.

  • 2005-2011, Phạm Quang Hợi Thiếu tướng, Trung tướng, Tư lệnh Quân khu 3

  • 2011-2013, Phạm Hồng Hương (sinh 1959), Thiếu tướng (2010), Tư lệnh Quân khu 3 (2013-2015), Phó tổng tham mưu trưởng (2015-nay)

  • 2013-2015, Vũ Hải Sản, Thiếu tướng (2013), nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh(2012-2013)[37]

  • 2015-nay, Nguyễn Quang Cường, Thiếu tướng (2013), nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự Hải Phòng[38]

  • 1965-1967, Nguyễn Văn Nam, Thiếu tướng (1974)

  • 1989-2003 Lê Ngọc Oa, Thiếu tướng[39]

  • Đỗ Công Mùi, Thiếu tướng, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 3[40]

  • Bùi Thế Lực, Thiếu tướng (2004)

  • Hoàng Văn Lượng (sinh 1949), Thiếu tướng (2004)

  • 2008-2013, Trịnh Duy Huỳnh, Thiếu tướng (2008), nguyên Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Thái Bình.[41]

  • 2009-2013, Vũ Hải Chấn, Thiếu tướng (2009), nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu 3[42]

  • 2012-2013, Nguyễn Duy Nguyên, Thiếu tướng (2012),nguyên Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Hải Dương. Cục trưởng Cục Dân quân Tự vệ, Quân đội nhân dân Việt Nam (2013-nay)

  • 2013-2017, Trần Thành, Thiếu tướng (2013), nguyên Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh[43][44]

  • 2013-2015, Nguyễn Quang Cường, Thiếu tướng (2013), nguyên Chỉ huy trưởng Bộ CHQS thành phố Hải Phòng

  • 2015-2016, Nguyễn Hải Hưng, Thiếu tướng (2015), sau giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh[45]

  • 2016-nay, Đỗ Phương Thuấn, Thiếu tướng (2016), nguyên Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh[46]

  • 2017-nay, Nguyễn Quang Ngọc, Thiếu tướng (2017), nguyên Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Nam Định[47]

  • 2017-nay, Đào Tuấn Anh, Thiếu tướng (2018) nguyên Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Thái Bình[48]

  • 1966-1968, Hoàng Minh Thi, Thiếu tướng (1974)

  • Ngô Xuân Lịch, Thiếu tướng.Trung tướng Chính ủy Quân khu 3, Phó Chủ nhiệm, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thượng tướng, Đại tướng ủy viên Trung ương Đảng.

  • 2007-2009, Nguyễn Công Tranh, Thiếu tướng, Trung tướng Chính ủy Tổng cục Hậu cần.[49]

  • 2009-2011, Nguyễn Thanh Thược, Thiếu tướng, Trung tướng Chính ủy Quân khu 3.

  • 2011-12.2014, Đỗ Căn, Thiếu tướng (2011),Trung tướng (2015), Chính ủy Quân khu 3 (2014-2016)

  • 12.2014-nay, Nguyễn Thanh Hải, Thiếu tướng (2012)[50], nguyên Chính ủy Binh Chủng Tăng Thiết Giáp(2012-2014)

  • Đinh Xuân Ứng, Thiếu tướng, Phó Chủ nhiệm Cục Chính trị Quân khu 3[13]

  • Trần Mạnh Kha, Thiếu tướng (6.2015), Phó Tham mưu trưởng Quân khu 3[51]

  • Lưu Xuân Cải, Thiếu tướng, nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu 3 (.... -2014)

  • Trần Đức Nhân, Thiếu tướng, nguyên Chủ nhiệm Chính trị Quân khu ,nay là Chính ủy Học viện Chính trị(2010-2017)

  • Trần Văn Mừng, Thiếu tướng, nguyên chủ nhiệm Chính trị Quân Khu 3 (2010-2014)

  • Bùi Công Chức, Thiếu tướng, Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3(2017-nay), nguyên Chính ủy F395

  • Nguyễn Văn Quý, Thiếu tướng, Phó CNCT Quân khu 3, Bí thư Cục Chính trị.

  • Xe Cứu hộ đa năng hạng Trung SRF[52]



  1. ^ “Báo Quân khu 3”. 

  2. ^ “Ngày 20 tháng 7 năm 2005, Bộ Chính trị (khoá IX) đã ra Nghị quyết 51/NQ-TW”. 

  3. ^ “Bộ Tham mưu Quân khu: Gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ Việt Nam (28/3/1935 – 28/3/2015)”. 

  4. ^ “Cục Chính trị Quân khu 3 - Thường trực 9 tỉnh, thành Đoàn triển khai nhiệm vụ phối hợp giai đoạn 2013 - 2015”. 

  5. ^ a ă “Kho Hậu cần tổng hợp “làm theo Bác””. 

  6. ^ a ă “Nâng cao sức cơ động thực hiện các nhiệm vụ”. 

  7. ^ “Sư đoàn 350 kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba”. 

  8. ^ “Trung đoàn 43, Sư đoàn 395 (Quân khu 3): Tuyên thệ chiến sĩ mới đợt 1-2014”. 

  9. ^ “Tháng bảy ở đoàn Sông Gianh anh hùng”. 

  10. ^ “Lữ đoàn Pháo binh 454 xây dựng “Đơn vị huấn luyện giỏi””. 

  11. ^ “Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc tổ chức lại Trung đoàn Bộ binh phòng thủ đảo 242 thành Lữ đoàn Bộ binh phòng thủ 242.”. 

  12. ^ “Luyện quân ở Lữ đoàn tăng - thiết giáp 405”. 

  13. ^ a ă “Lữ đoàn Thông tin 603 (Quân khu 3): Ra quân huấn luyện năm 2015”. 

  14. ^ “Lữ đoàn 273 (Quân khu 3): Tổ chức tìm, vớt hai bố con tử vong trên sông”. 

  15. ^ “Lâm trường 155 (Đoàn Kinh tế quốc phòng 327): Vượt qua khó khăn bằng truyền thống và sáng tạo”. 

  16. ^ “Đón xuân trên tuyến đảo Đông bắc”. 

  17. ^ “Trường Quân sự Quân khu 3 đẩy mạnh đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo”. 

  18. ^ “Trang chủ của trường cao đẳng nghề số 3”. 

  19. ^ “Phó Giám đốc Cty Cổ phần 389 “ẵm” tiền tỷ của Cty hàng tháng trời”. 

  20. ^ “trang chủ duyen hai”. 

  21. ^ “Luyện, rèn ở đơn vị đặc công”. 

  22. ^ “Nét đẹp từ cổng gác”. 

  23. ^ a ă “12 tập thể và cá nhân nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”. 

  24. ^ “Khai mạc Hội thi xe tốt toàn quân năm 2013”. 

  25. ^ “Kim Thành: Đoàn viên thanh niên xã Cộng Hòa tích cực tham gia xây dựng Nông thôn mới”. 

  26. ^ “Công đoàn cơ sở Kho K22 (Cục Kỹ thuật Quân khu)”. 

  27. ^ “Trung tâm phát thanh truyền hình quân đội và Quân khu 3 giao lưu điển hình tiên tiến”. 

  28. ^ “Xưởng X56: Nơi khơi nguồn sáng tạo”. 

  29. ^ a ă â b “Bất ngờ tập kích sân bay Cát Bi”. 

  30. ^ a ă "Ta" ở đây chỉ phía quân đội nhân dân Việt Nam

  31. ^ a ă "Địch" ở đây chỉ quân đội viễn chinh Pháp

  32. ^ “Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống LLVT Quân khu 3, 31-10 (1945-2015)”. 

  33. ^ “Đô đốc Nguyễn Văn Hiến thăm QK3”. 

  34. ^ “Bổ nhiệm 2 thứ trưởng, thăng hàm nhiều sĩ quan”. 

  35. ^ “Bế mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng LLVT và thanh niên, sinh viên lần thứ VIII, Khu vực III”. 

  36. ^ “236 đồng chí sĩ quan về công tác tại Quân khu”. 

  37. ^ “Đại tá Vũ Hải Sản được bổ nhiệm Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng QK3 và thăng quân hàm Thiếu tướng”. 

  38. ^ “Bộ Tư lệnh Quân khu 3 kiểm tra và chúc Tết huyện Cô Tô nhân dịp Tết Nguyên đán”. 

  39. ^ “Điều tra về “dinh thự” của con trai Bí thư tỉnh ủy Hải Dương”. 

  40. ^ “Những tấm lòng vàng tri ân Anh hùng liệt sĩ”. 

  41. ^ “Bổ nhiệm năm 2007”. 

  42. ^ “Hội thi Chủ nhiệm và cơ quan Hậu cần Sư đoàn, Vùng Hải quân năm 2013”. 

  43. ^ “Quân khu 3 kiểm tra công tác Giáo dục quốc phòng – An ninh”. 

  44. ^ “Tỉnh Quảng Ninh hoàn thành giao quân đợt 1 năm 2012”. 

  45. ^ “Thiếu tướng Nguyễn Hải Hưng, Phó Tư lệnh Quân khu tiếp xúc cử tri tại đơn vị bầu cử số 1 tỉnh Hải Dương”. 

  46. ^ “Hội nghị bàn giao chức danh Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh”. 

  47. ^ “Bộ CHQS tỉnh tổ chức hội nghị thông báo quyết định bổ nhiệm chức vụ cán bộ”. 

  48. ^ “Bàn giao chức danh Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Bình 2017”. 

  49. ^ “Bổ nhiệm 2.2007”. 

  50. ^ “Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hải, Phó Chính ủy Quân khu thăm, tặng quà đối tượng chính sách trên địa bàn thành phố Hải Phòng”. 

  51. ^ “Hội nghị tổng kết 05 năm thực hiện Đề án “Tổ chức thực hiện Luật Dân quân tự vệ giai đoạn 2011 - 2015””. 

  52. ^ “trang bị mới của Binh chủng Công binh”. 



0 comments: