Bkav – Wikipedia tiếng Việt


Bkav là một phần mềm diệt virus do tập thể người Việt Nam phát triển, thuộc sở hữu của Trung tâm An ninh mạng Bkis, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.





Giao diện đầu tiên của Bkav chạy trên nền DOS.

  • Bắt đầu tháng 7 năm 1995 ra phiên bản đầu tiên, với tác giả là Nguyễn Tử Quảng cùng một số đồng nghiệp trong Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Những phiên bản đầu tiên được chạy trên nền MS-DOS (thử nghiệm).

  • Tháng 11 năm 2001 – phiên bản Bkav 2002 chạy trực tiếp trên nền Windows được ra đời.

  • Năm 2005 – Bkav tách mảng ra thành 4 phiên bản gồm có Bkav Home, Bkav Pro, Bkav Enterprise, Bkav Gateway Scan. Cũng từ năm 2005, sau 10 năm cung cấp miễn phí, Bkav chính thức được thương mại hóa[2].

  • Tháng 10 năm 2009 – Phiên bản Bkav Pro Internet Security ra mắt.

Trên website chính thức cho thấy hiện tại toàn bộ sản phẩm của trung tâm Bkis đã chuyển sang chủ sở hữu mới là Công ty Cổ phần Bkav.


Bkav Home[sửa | sửa mã nguồn]


Là phiên bản miễn phí dành cho người dùng gia đình, với các tính năng sau:


  • Hỗ trợ những tính năng diệt virus cơ bản nhất của BkavEngine (bộ lõi của toàn bộ hệ thống Bkav).

  • Tự động bảo vệ (autoprotect).

  • Không cho phép cập nhật cơ sở dữ liệu virus. Phiên bản mới được ra hằng ngày trên trang chủ, người dùng chỉ có thể cập nhật bằng tay. Tuy nhiên, đã có một số phần mềm do các cá nhân và tổ chức khác thiết kế nhằm giúp người dùng BkavHome tự động cập nhật, như phần mềm WinHeal BKAV AutoUpdate, BKAV Checker,...

  • Người dùng vẫn có thể ghi log và gửi cho bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của Bkis thông qua công cụ BkavHome tool do Bkis cung cấp.

Và mới đây nhất phiên bản Beta BKAV SE hứa hẹn là bản Free thay thế cho BKAV Home đã được ra mắt vào ngày 2 tháng 3 năm 2011.


Bkav Home Plus[sửa | sửa mã nguồn]


Là phiên bản miễn phí mới nhất với những chức năng được tích hợp như của Bkav Pro


Bkav Pro[sửa | sửa mã nguồn]


Là phiên bản thương mại của Bkis, ngoài các đặc điểm chính còn có:


  • Khả năng tự động cập nhật (auto-update). Cập nhật nhanh hơn vì cơ chế cập nhật từng phần.

  • Được hỗ trợ trực tiếp từ các nhân viên kĩ thuật của Bkis.

  • Có tính năng ghi chẩn đoán và gửi tới cho phía hỗ trợ khách hàng của Bkis.

  • Smart Scan (Quét thông minh): Tự động chuyển chế độ Deep Scan nếu gặp các virus máy tính ở dạng "ăn" sâu vào tập tin.

  • Deep Scan (Quét sâu): Dùng cho việc quét các virus siêu đa hình, có khả năng gỡ bỏ virus máy tính ra khỏi tập tin.

  • Heuristic Scan (Quét Heuristic, dùng trí tuệ nhân tạo): Quét theo hành vi của virus máy tính.

  • Registry Protect (Bảo vệ Registry): Bảo vệ, kiểm soát các chương trình có hành vi tác động tới Registry.

  • Self Defense (Tự bảo vệ) Bảo vệ Bkav khỏi các tác động xấu làm ảnh hưởng tới hoạt động bảo vệ máy vi tính của Bkav.

  • USB Protection (Bảo vệ USB): Tự động phát hiện virus máy tính có chứa trong các thiết bị nhớ flash, thiết bị ngoại vi,....

  • Bảo vệ truy cập web: Chặn các địa chỉ có khả năng chứa malware.

  • Parental Control: Chặn web đen.

  • Tường lửa: Quản lý quyền truy cập kết nối mạng của các phần mềm máy tính.

Bkav Pro Internet Security[sửa | sửa mã nguồn]


Giao diện Bkav 2006, giao diện từng tồn tại trong thời gian dài của Bkav. Và hiện nay vẫn còn hiện hữu trên bản Bkav Home cho tới thời điểm này tháng 02 năm 2011

Phiên bản mới Bkav Pro Internet Security là phiên bản với những chức năng tích hợp như của Bkav Pro có sự thay đổi giao diện sau một thời gian dài, có nhiều cải tiến đang kể so với phiên bản trước. Thay đổi lớn của phiên bản này là quét trực tuyến từ trên mạng khi đang tải xuống.[3][4]


Bkav Mobile Security[sửa | sửa mã nguồn]


Bkav Mobile Security - Phần mềm diệt virus miễn phí dành cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Phiên bản Bkav Mobile Security Pro được trang bị tính năng chặn tin nhắn rác và cuộc gọi không mong muốn, tính năng chống trộm, tính năng sao lưu danh bạ, tin nhắn và cuộc gọi. Bên cạnh đó, Bkav Mobile Security được tích hợp công nghệ giám sát truy cập và duyệt web an toàn. Năm 2015, Bkav Mobile Security được thích hợp sẵn bản quyền miễn phí trên Bphone.


Bkav Enterprise[sửa | sửa mã nguồn]


Giải pháp cho doanh nghiệp.


  • Hoạt động theo cơ chế máy chủ – khách

  • Điều khiển hoạt động của Bkav ở các máy con từ xa.

Bkav GatewayScan[sửa | sửa mã nguồn]


Dùng cho các máy trạm để kiểm soát và quét virus từ các luồng dữ liệu và email vào/ra.


Bkav Suite[sửa | sửa mã nguồn]


Gói phần mềm dành cho doanh nghiệp bao gồm Bkav Enterprise và Bkav Gateway Scan.



Bkav Restore[sửa | sửa mã nguồn]


Bkav Restore là chương trình phục hồi những tập tin bị nhiễm Virus đã được chương trình Bkav hoặc Bkav AntiXFSic diệt trong trường hợp cần thiết muốn khôi phục lại tập tin bị nhiễm Virus để nghiên cứu hoặc khi bạn sử dụng chức năng diệt tất cả Macro của Bkav mà trong đó có cả các Macro do bạn tự tạo ra. Chương trình này chỉ hoạt động nếu quét với cấu hình "Sao lưu trước khi diệt".


Bkav AntiXFSic[sửa | sửa mã nguồn]


Bkav AntiXFSic là chương trình chuyên biệt để diệt virus XFSic.


Bkis Conficker Scanner[sửa | sửa mã nguồn]


Bkis Conficker Scanner là công cụ quét và xác định các máy tính bị nhiễm conficker trong mạng, quét dựa trên 2 phương thức update chính của virus là SMB và P2P.



Mặc dù có nhiều đóng góp cho lĩnh vực bảo mật ở Việt Nam, tuy nhiên Bkis cũng có nhiều điều tiếng gây tranh cãi trong giới công nghệ thông tin Việt Nam.


  • Sản phẩm Bkav của Bkis bị nghi vi phạm bản quyền do sử dụng một chương trình nén WinRAR của RarLab mà không công bố. Giám đốc BKIS cho rằng việc cho rằng họ vi phạm bản quyền với Rar.exe là không chính xác.

  • Bkis là tiêu điểm của tranh luận [5] trong việc công bố phát hiện nguồn gốc[6] vụ tấn công website của Mỹ, Hàn Quốc vào tháng 7 năm 2009[7]. Theo đó vào ngày 28 tháng 7, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã kết luận Cả BKIS và VNCERT đều thiếu sót[8].

  • Sáng 2 tháng 2 năm 2012, hacker đã upload vào hệ thống website của Công ty an ninh mạng Bkav, để lại một file có nội dung "hacked:))" trên trang WebScan.vn, một nhánh con của website Bkav.com.vn. Tuy nhiên, hành động của hacker này không gây nguy hại cho Bkav, dường như hacker chỉ muốn cảnh báo cho Bkis, tuy nhiên việc làm của anh ta đã vi phạm pháp luật.[9] Sáng ngày 3 tháng 2 năm 2012, Công ty Bkav đã trao thưởng cho thành viên kataro92 trên diễn đàn Bkav Forum, người đầu tiên phát hiện và thông báo cho Bkav về sự việc.

  • Ngày 13 tháng 2 năm 2012, một nhóm hacker tự nhận là "LulzSec Việt Nam" đã tấn công forum của Bkav và đã lấy đi database của forum và đăng tải công khai cả cơ sở dữ liệu của diễn đàn. Hacker sau khi tấn công đã để lại lý do tấn công Bkav "vì mục đích đòi lại sự công bằng cho một hacker đã bị họ bắt" [10].

  • 24 tháng 2 năm 2012, Hacker công bố hàng loạt 8 lỗi bảo mật trong hệ thống website của công ty này, đồng thời yêu cầu BKAV phải "cư xử đẹp" hơn. Đây cho thấy sự yếu kém của Bkis trong việc bảo mật chính server của mình.[11], nhưng sau đó không lâu, Bkav và Cục phó Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50 - Bộ Công an) đã lên tiếng bác bỏ thông tin này vì hacker thiếu kiến thức cơ bản trầm trọng[12].

  • Ngày 8 tháng 3 năm 2012, Hacker tiếp tục công bố các gói dữ liệu đã lấy được. Tất cả các dữ liệu đều rất nhạy cảm như thông tin về nhân sự của công ty, các email và mật khẩu đã bị mã hóa MD5 (không thể dịch ngược) của người đăng ký diễn đàn Bkav Forum (chứ không phải không tin khách hàng Bkav như một số nguồn tin), các dự án ngầm của bkav. Đến ngày 11/03/2012 vẫn chưa có bình luận nào từ phía bkav được đưa ra. Các trang diễn đàn post bài đều đã bị tác động nào đó khiến ngay sau đó bị xóa bỏ.[13]

  • Ngày 24 tháng 9 năm 2012, web site anti-bkav.com phát hiện Bkav gian dối sử dụng logo VB100. Sau đó, anti-bkav.com liên hệ với báo Pc World Việt Nam phản ánh vấn đề này và báo PC World VN đã cho đăng bài "BKAV ngừng sử dụng logo VB100" [14]. Cuối cùng Bkav mới chịu gỡ bỏ logo VB100 nhưng dư luận tin rằng trong tài liệu hướng dẫn người dùng kèm theo sản phẩm Bkav Pro vẫn còn logo VB100.

  • Ngày 11 tháng 11 năm 2012, Báo Pháp lý cho đăng một bài viết trong đó đặt nghi vấn về việc ông Lê Thanh Nam làm Giám đốc – đại diện trước pháp luật của công ty Cổ phần Bkav và Công ty VMG Việt Nam.[15]

  • Ngày 24 tháng 11, Báo Pháp Luật và Xã hội đưa tin: ông Lê Thanh Nam thừa nhận, có là giám đốc 2 pháp nhân. Ông Nam cho hay, thời điểm thành lập Cty Bkav và Cty VMG,luật chưa quy định vấn đề này.[16]

  • Nguyễn Tử Quảng

  • Đặng Văn Tấn

  • Bạch Thành Lê

  • Vũ Ngọc Sơn

  • Nguyễn Tử Hoàng

  • Lê Thành Nam




0 comments: